• CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN VINA
  • info@vbk.com.vn
  • +84382752368

Cập nhập pháp luật

Chúng tôi cập nhật thường xuyên các văn bản pháp luật về kế toán, thuế, lao động và lĩnh vực liên quan khác cho khách hàng

Ngày 19/10/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide đã công bố Thỏa thuận giữa Việt Nam và Nhật Bản trên nguyên tắc có đi có lại về áp dụng quy trình đi lại ngắn ngày cho người từ nước này nhập cảnh nước kia. Quy trình này bắt đầu được áp dụng từ ngày 01/11/2020

Một trong số nội dung quan trọng là hướng dẫn người từ Nhật Bản nhập cảnh Việt Nam ngắn ngày (dưới 14 ngày), cần tuân thủ:

Về đối tượng 

Phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí: (i) Công dân Nhật Bản hoặc nước thứ ba xuất phát từ Nhật Bản nhập cảnh Việt Nam với các mục đích: nhà đầu tư, chuyên gia, lao động kỹ thuật cao, nhà quản lý doanh nghiệp, khách ngoại giao, công vụ và thân nhân của những người này; (ii) Dự kiến lưu trú tại Việt Nam ngắn hạn (dưới 14 ngày).

Về việc lên máy bay, nhập cảnh và giám sát, theo dõi y tế sau khi nhập cảnh Việt Nam 

Thực hiện theo hướng dẫn y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày), ban hành kèm theo công văn số 4674/BYT-MT ngày 31/8/2020 với một số điểm chính:

– Người được áp dụng Quy trình này không phải cách ly y tế tập trung, nhưng được giám sát và theo dõi y tế trong suốt thời gian ở Việt Nam;

– Trước khi lên máy bay, khách phải xuất trình Giấy xét nghiệm âm tính với Sars-Cov-2 (thời gian xét nghiệm từ 3-5 ngày (trước ngày nhập cảnh). Sau khi nhập cảnh, khách phải xét nghiệm lần thứ 2 và được làm việc ngay sau khi có kết quả âm tính với vi-rút Sars-Cov-2;

– Khách phải tuân thủ chương trình làm việc đã được duyệt trước, hạn chế tiếp xúc, di chuyển ngoài chương trình này. Người tiếp xúc trực tiếp tại Việt Nam sẽ được theo dõi sức khỏe thường xuyên;

– Khách được xét nghiệm 2 ngày/lần trong suốt thời gian ở Việt Nam và xét nghiệm trước khi rời Việt Nam 01 ngày.

Về thủ tục đề nghị xét duyệt nhập cảnh (cấp thị thực, chấp thuận nhập cảnh)

– Đối với khách thuộc diện phải có thị thực nhập cảnh, thực hiện theo các bước:

+ Cơ quan, tổ chức mời đón khách làm thủ tục đề nghị xét duyệt cho người nước ngoài (bao gồm cả trường hợp đã có hoặc chưa có thị thực, thẻ tạm trú) nhập cảnh Việt Nam tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an (theo Hướng dẫn của Bộ Công an ban hành kèm theo công văn số 3374/BCA-QLXNC ngày 02/10/2020) hoặc với Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao;

+ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao xét duyệt nhân sự và thông báo cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực;

+ Khách nhận thị thực tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;

+ Khách sử dụng thị thực này để mua vé trên các chuyến bay thương mại thường lệ nhập cảnh Việt Nam;

+ Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ ghi chú trên thị thực về việc khác thuộc diện nhập cảnh theo Quy trình đi lại ngắn ngày, phục vụ việc phân luồng khách khi đến Việt Nam.

 Trong trường hợp khẩn cấp, phù hợp với quy định tại Điều 18, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2019, khách được xem xét cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế.

– Đối với khách ngoại giao, công vụ và được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam, thực hiện theo các bước:

+ Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan Nhà nước Việt Nam mời đón khách làm thủ tục với Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (đảm bảo có chương trình làm việc, nơi lưu trú cố định, kế hoạch theo dõi, giám sát sức khỏe trong thời gian ở Việt Nam);

+ Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao thông báo cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy chấp thuận nhập cảnh (vì khách được miễn thị thực);

+ Khách sử dụng Giấy chấp thuận nhập cảnh để mua vé máy bay trên các chuyến bay thương mại thường lệ nhập cảnh Việt Nam;

+ Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ ghi chú trên Giấy này về việc khách thuộc diện nhập cảnh theo Quy trình đi lại ngắn ngày, phục vụ việc phân luồng khách khi đến Việt Nam.

Nội dung chi tiết vui lòng xem file đính kèm

Liên hệ với chúng tôi