Theo thống kê mới nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến đầu tháng 4-2021, có 101.550 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trong đó lao động giữ vị trí quản lý chiếm gần 12%, giám đốc điều hành hơn 8% và đông nhất là chuyên gia với 58%. Lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam đến từ 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó phần lớn là từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn hoặc các địa phương có dự án lớn với nhiều nhà thầu nước ngoài thi công như: Hà Nội – hơn 4.400 người, Bắc Giang – hơn 4.600 người, Long An – hơn 5.600 người, TP HCM – hơn 27.000 người.
Các chuyên gia nước ngoài tới Việt Nam làm việc thường là do điều động từ Công ty mẹ hoặc tổ chức ở nước ngoài. Thu nhập của các chuyên gia này thường rất cao nhận được từ nhiều nguồn thu nhập bao gồm ở Việt Nam và nước ngoài. Ngoài ra họ còn được Công ty mẹ hoặc Công ty tại Việt Nam chi trả thêm tiền thuê nhà, tiền học phí cho con, tiền khám sức khỏe, bảo hiểm sức khỏe …vv. Tại Việt Nam, quy định về đăng ký, kê khai và quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài khá phức tạp. Vì vậy để bảo mật thông tin thu nhập, giảm thiểu rủi ro và tăng tính tuân thủ, các chuyên gia nước ngoài thường có xu hướng sử dụng dịch vụ quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài từ các công ty tư vấn, đại lý thuế, các công ty dịch vụ kế toán. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu thêm kiến thức về quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài và dịch vụ này nhé.
Tổng quan về quyết toán thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nước ngoài tại Việt Nam
Xác định cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng cư trú hay không cư trú:
Việc đầu tiên là bạn phải xác định cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng cư trú hay không cư trú tại Việt Nam. Điều này sẽ quyết định cá nhân nước ngoài sẽ phải kê khai, tính thuế và quyết toán thuế như thế nào.
Trong thực tế nếu cá nhân không cư trú thì việc tính và kê khai thuế thường khá đơn giản. Theo đó, đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Tuy nhiên nếu cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng cư trú thì việc kê khai và quyết toán thuế TNCN thường khá phức tạp. Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Theo quy định của pháp luật tại Việt Nam, việc xác định Cá nhân cư trú và không cư trú như sau:
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
b.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1, Điều này.
Căn cứ quy định trên, bạn phải xác định cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng cư trú hay không cư trú tại Việt Nam.
Nếu cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì việc kê khai thuế sẽ theo hướng dẫn của mục 2 tiếp theo. Còn nếu cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng cư trú thì việc kê khai và quyết toán theo sẽ theo mục 3 của bài viết này.
Kê khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng không cư trú tại Việt Nam.
Theo đó Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú (xem ở mục 3).
Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:
- a) Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam | = | Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam | x | Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) | + | Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
Tổng số ngày làm việc trong năm |
Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.
- b) Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam | = | Số ngày có mặt ở Việt Nam | x | Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) | + | Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
365 ngày |
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại điểm a, b nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
Kê khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng cư trú tại Việt Nam.
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:
Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ:
Thu nhập chịu thuế bao gồm:
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
- a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
- b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp
- c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
- d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có).
Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.
đ.2) Khoản tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động đối với những sản phẩm bảo hiểm có tích lũy về phí bảo hiểm.
đ.3) Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như: chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ.
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước.
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng…
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức.
Các khoản giảm trừ bao gồm
- Các khoản giảm trừ gia cảnh bao gồm giảm trừ cho bản thân và người phụ thuộc.
Mức giảm trừ gia cảnh
– Đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm.
– Đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
- Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện như sau:
– Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
Lưu ý: cá nhân nước ngoài được trừ các Các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc ở nước ngoài khi xác định thu nhập chịu thuế tại Việt Nam.
– Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện. Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng (12 triệu đồng/năm) đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ.
Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
- Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần cụ thể như sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
- Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
- Kỳ tính thuế
Đối với cá nhân cư trú, Kỳ tính thuế theo năm: áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế được tính theo năm dương lịch.
Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế đầu tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ năm thứ hai, kỳ tính thuế căn cứ theo năm dương lịch.
Ví dụ 3: Ông B là người nước ngoài lần đầu tiên đến Việt Nam từ ngày 20/4/2014. Trong năm 2014 tính đến ngày 31/12/2014, ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 130 ngày. Trong năm 2015, tính đến 19/4/2015 ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 65 ngày. Kỳ tính thuế đầu tiên của ông B được xác định từ ngày 20/4/2014 đến hết ngày 19/4/2015. Kỳ tính thuế thứ hai được xác định từ ngày 01/01/2015 đến hết ngày 31/12/2015.
Tại sao nên sử dụng dịch vụ kê khai và quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Kê khai và quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài là vấn đề mà các chuyên gia nước ngoài và doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc và mơ hồ. Do đó, nhiều người gặp khó khăn khi tự thực hiện các thủ tục thuế TNCN, dễ mắc phải sai sót trong quá trình kê khai tính thuế. Nếu cá nhân đóng không đủ thuế bị truy thu thuế và xử phạt hành chính gây tổn thất tài chính và uy tính.
Để khai thuế TNCN cho người nước ngoài, cá nhân phải chuẩn bị các hồ sơ, soạn thảo biểu mẫu, tính toán khoản thuế phải nộp theo quy định của luật thuế. Không chỉ thế người lao động cũng phải trang bị đầy đủ kiến thức để giải trình khi làm việc với cán bộ thuế. Thay vì vậy, người lao động nên tận dụng các nguồn lực đó để tập trung phát triển công việc cốt lõi của mình.
Chuyên gia nước ngoài lao động tại Việt Nam không chỉ gặp rào cản ngôn ngữ mà còn bị vướng mắc về mặt pháp lý. Thật vậy, những quy định về thuế TNCN của pháp luật Việt Nam thường xuyên thay đổi. Nếu không phải chuyên gia trong lĩnh vực thuế hoặc không cập nhật đầy đủ thông tư mới nhất thì sai sót trong việc quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài là cực kì cao. Thực tế đã có có rất nhiều trường hợp cá nhân nước ngoài đã bị xử phạt và truy thu thuế với số tiền rất lớn do thực hiện khai thuế TNCN không đúng quy định.
Vì vậy, dịch vụ thuế TNCN cho người nước ngoài ra đời là lựa chọn hoàn hảo hỗ trợ các cá nhân nước ngoài, Doanh nghiệp có được phương án kiểm soát thuế tối ưu.
Những đối tượng nào nên sử dụng dịch vụ quyết toán thuế TNCN
- Cá nhân là chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam và phát sinh thu nhập chịu thuế.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam được khuyên dùng dịch vụ quyết toán thuế thuê ngoài để giảm thiểu rủi ro khi khai thuế.
- Đại diện doanh nghiệp nhưng không am hiểu về kế toán thuế, chưa hiểu biết đầy đủ thủ tục thuế cần chuyên gia để tư vấn, soát xét, đánh giá một cách chính xác và khách quan quá trình quyết toán thuế theo đúng quy định cho doanh nghiệp cũng như người lao động tại công ty.
Lợi ích của việc thuê ngoài dịch vụ quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài:
Quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài là công việc đòi hỏi độ chính xác cao, nếu có sai sót trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế thì người nộp thuế phải nộp phạt. Thuê ngoài dịch vụ thuế TNCN cho người nước ngoài, mọi công việc liên quan đến thuế TNCN sẽ được công ty dịch vụ đảm nhận và thực hiện hiệu quả, chính xác. Từ đó, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian làm thủ tục, tối ưu chi phí phải nộp và tránh được các sai sót không đáng có giúp khách hàng yên tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đội ngũ nhân viên dịch vụ là những chuyên gia hàng đầu, dày dặn kinh nghiệm và có nhiều năm hoạt động kế toán cũng như thực hiện thủ tục thuế TNCN cho người nước ngoài tại Việt Nam sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích cho khách hàng, cung cấp đầy đủ các quy định để người khai thuế nắm rõ để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.
Dịch vụ kê khai và quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài tại Vina Bookkeeping
Dịch vụ kê khai và quyết toán thuế TNCN cho chuyên gia nước ngoài là dịch vụ thuế chuyên sâu của Công ty TNHH Kế Toán Vina (“VBK”), nhằm giúp Doanh nghiệp, chuyên gia nước ngoài tiết kiệm thuế và tuân thủ thuế.
Chúng tôi hiện đang cung cấp dịch vụ cho cho các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là các chuyên gia Nhật Bản, đang làm việc cho các Công ty, văn phòng nhà thầu, văn phòng đại diện và các tổ chức khác tại Việt Nam. Chúng tôi làm việc trực tiếp với chuyên gia nước ngoài, tổ chức đại diện tại Việt Nam hoặc làm việc trực tiếp với Công ty mẹ xuyên suốt trong quá trình kê khai, quyết toán và nộp thuế cho chuyên gia.
Dịch vụ của chúng tôi là Dịch vụ trọn gói, hỗ trợ từ khâu ban đầu như đăng ký mã số thuế cho tới chuyên gia về nước và hoàn thành việc thanh kiểm tra tại Việt Nam.
Công việc khi triển khai dịch vụ quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài tại Vina Bookkeeping
Vina Bookkeeping cung cấp dịch vụ trọn gói, hỗ trợ khách hàng từ khâu ban đầu như đăng ký mã số thuế cho tới quyết toán thuế về nước.
- Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến nghĩa vụ đóng thuế nói chung và luật thuế TNCN nói riêng tại Việt Nam cho người nước ngoài;
- Hỗ trợ, tư vấn khách hàng ngoại quốc các quy trình chuẩn bị thủ tục liên quan đến thực hiện kê khai và quyết toán thuế TNCN hằng năm hoặc trong năm cư trú đầu tiên;
- Dịch vụ thuế TNCN cho người nước ngoài thay mặt khách hàng thực hiện quyết toán thuế khi nhận được sự ủy quyền, bao gồm quá trình hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới cục quản lý thuế;
- Chúng tôi có nghĩa vụ đứng ra thay mặt cá nhân, doanh nghiệp làm việc trực tiếp với cơ quan thẩm quyền khi có yêu thay đổi, bổ sung hay giải trình hồ sơ.
Đồng thời dịch vụ quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài sẽ thay khách hàng thực hiện các thủ tục như:
- Đăng ký mã số thuế cá nhân: nhận thông tin từ khách hàng và tiến hành nhập dữ liệu, nộp tờ khai đăng ký;
- Khai thuế TNCN cho người nước ngoài theo quy định: nhận thông tin, tính toán thuế thu nhập cá nhân, nộp tờ khai thuế TNCN cho người nước ngoài theo quy định, in báo cáo và bàn giao kết quả;
- Quyết toán thuế cho cá nhân người ngoại quốc khi về nước;
- Xin miễn thuế, hoàn thuế cho người nước ngoài;
- Thực hiện thủ tục xác nhận số thuế TNCN đã nộp, thủ tục xác nhận bảo hiểm đã được khấu trừ ở nước ngoài.
Quy trình triển khai dịch vụ quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài:
Bước 1: Tiến hành tiếp nhận thông tin cần thiết liên quan đến thu nhập và gia cảnh của người lao động nước ngoài làm viêc tại Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi sẽ tư vấn cũng như cung cấp các biểu mẫu theo đúng tiêu chuẩn để quý khách hàng tự thực hiện quá trình kê khai và quyết toán hoặc ủy quyền cho công ty triển khai dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng kí kết.
Bước 2: Hoàn tất công đoạn chuẩn bị hồ sơ: sau khi thu thập đầy đủ chứng từ; kiểm tra thu nhập, quỹ lương của cá nhân, Vina Bookkeeping sẽ giúp khách hàng hoàn thiện thông tin trên bộ hồ sơ. Đồng thời sẽ tính toán số thuế, lập báo cáo, in các chứng từ và thông báo lại số tiền phải đóng cho người lao động và mức được hoàn thuế (nếu có).
Bước 3: Khai thuế – nộp thuế: Khách hàng sẽ kiểm duyệt lại giấy tờ và đồng ý với toàn bộ các thông tin và các khoản thuế phát sinh, thuế được hoàn trả chúng tôi sẽ nộp báo cáo và đóng thuế TNCN cho cơ quan thẩm và hoàn trả lại các hồ sơ chứng từ khi triển khai gói dịch vụ thuế TNCN cho người nước ngoài.
Thông tin, hồ sơ khách hàng cần cung cấp:
Khách hàng khi sử dụng dịch vụ thuế TNCN cho người nước ngoài cần phải ủy quyền cho bên dịch vụ và khai báo chính xác các thông tin sau: thông tin về mã số thuế, các nguồn thu nhập trong năm, chứng từ khấu trừ thuế, thư xác nhận thu nhập, hồ sơ người phụ thuộc, cơ quan quản lý thuế để nộp hồ sơ, thẻ tạm trú (nếu có), tài khoản ngân hàng trong trường hợp được hoàn thuế.
Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ kê khai và quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài của chúng tôi:
- Vina Bookkeeping là công ty có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề triển khai dịch vụ thuế TNCN cho người nước ngoài cũng như kinh nghiệm làm việc với các cơ quan thuế. Quý khách hàng không cần phải bận tâm về việc biến động nhân sự bởi hoạt động quyết toán thuế đã được một công ty triển khai dịch vụ kế toán uy tín đảm nhận;
- Dịch vụ được thực hiện bởi đội ngũ có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ kế toán cho Doanh nghiệp Nhật bản và FDI, có đầy đủ Giấy phép hành nghề do Bộ tài chính và Tổng cục thuế cấp. Chúng tôi cam kết chất lượng dịch vụ là trên hết (Quality First) và tinh thần Phục vụ khách hàng tận tâm (Omotenashi); Hiện chúng tôi có hơn 13 chuyên gia hành nghề đại lý thuế tại Công ty, được Tổng cục thuế cấp chứng chỉ hành nghề;
- Hạn chế rủi ro, sai sót trong quá trình kê khai và quyết toán thuế: Dịch vụ thuế TNCN cho người nước ngoài luôn đảm bảo các công việc liên quan đến thuế TNCN cho người nước ngoài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Toàn bộ hồ sơ, biểu mẫu khai thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế sẽ được Vina Bookkeeping cung cấp;
- Các chính sách, thông tư mới của pháp luật về chế độ kế toán, quy định luật thuế hiện hành luôn được cập nhật đầy đủ để kịp thời tư vấn cho quý khách hàng nhằm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng;
- Vina Bookkeeping cung cấp dịch vụ thuế TNCN cho người nước ngoài cam kết thay mặt cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài giải trình, làm việc với cơ quan thuế khi có yêu cầu và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có xảy ra sai sót, gây thiệt hại cho doanh nghiệp nếu lỗi xuất phát từ phía đơn vị cung ứng dịch vụ.
VinaBookeeping – Chuyên Dịch vụ kế toán cho người nước ngoài, công ty nước ngoài (FDI) tại Việt Nam
Địa chỉ TP.HCM: Tầng 8, Tòa nhà Central Park, 208 Nguyễn Trãi, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM
Địa chỉ Hà Nội: Tầng 12, Tòa nhà 148, 148 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện Thoại: (028) 3821 0375 – (028) 3821 0376
Email: info@vbk.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/VINABOOKKEEPING
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsVrdIGo1gCGkJXivvuwmig
⭐⭐⭐⭐⭐ 5 / 5 ( 38 votes )